1. Home
  2. »
  3. Kiến thức nghề tóc
  4. »
  5. Chuyên Gia Chia Sẻ: Tác Hại Của Nghề Làm Tóc Là Gì?

Chuyên Gia Chia Sẻ: Tác Hại Của Nghề Làm Tóc Là Gì?

Vì tiếp xúc với hóa chất và rất nhiều khách hàng mỗi ngày nên thợ làm tóc cũng phải đối diện với nhiều vấn đề và đối mặt với nhiều tác hại do nghề nghiệp. Nếu bạn đang muốn tham gia theo đuổi học nghề làm tóc hãy tham khảo đọc những thông tin chi tiết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để biết được tác hại của nghề này trước nhé.

7 tác hại của nghề làm tóc thường gặp phải

Học nghề tóc bạn cần lưu ý một số tác hại thường gặp
Học nghề tóc bạn cần lưu ý một số tác hại thường gặp

Nghề làm tóc mang lại nhiều cơ hội sáng tạo và thu nhập tốt tuy nhiên nghề này nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm nghề. Dưới đây là 7 tác hại thường gặp nhất:

1. Đau nhức xương khớp

Thợ làm tóc phải thường xuyên thực hiện các động tác như cắt, nhuộm, uốn, làm xoăn… liên tục trong thời gian dài, dẫn đến căng cơ và gây ra đau nhức xương khớp. Do tính chất công việc, tư thế đứng nhiều khi làm việc có thể tạo ra áp lực lớn lên chân và xương khớp, gây đau nhức sau thời gian dài làm việc.

Biện pháp khắc phục và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp:

  • Thực hiện các bài tập và động tác giãn cơ: như xoay cổ, duỗi vai, vận động cổ tay để giảm căng thẳng và đau nhức.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Sử dụng ghế và bàn làm việc có độ cao phù hợp, đảm bảo cầm dụng cụ làm việc một cách thoải mái và ít gây căng thẳng cho cơ bắp và xương khớp.
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng và kéo dài, thợ làm tóc nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

2. Bệnh lý về đường hô hấp

Formaldehyde có trong thuốc duỗi tóc: gây giữ nước trong phổi, gây ho, tức ngực, khó thở, làm bệnh hen suyễn trở nên chóng mặt hơ. Paraphenylenediamin, propylenglycol và isopropyl alcohol (thuốc nhuộm) gây hen, kích ứng mạnh với hệ hô hấp và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng. Thường xuyên sử dụng máy sấy tóc, máy làm nóng tóc tạo ra khói, hơi nước và hơi hóa chất, tất cả đều là lí do gây kích ứng cho đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục và ngăn ngừa bệnh lý về hô hấp:

  • Đeo khẩu trang: Hạn chế hít phải hóa chất làm tóc.
  • Đảm bảo thông gió tốt: Mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để tăng cường thông gió trong phòng làm việc, giúp loại bỏ các hơi hóa chất và bụi trong không khí.
  • Sử dụng máy hút hơi: Sử dụng máy hút hơi hoặc quạt thông gió để loại bỏ hơi và bụi từ các hóa chất làm tóc.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa hóa chất độc hại: Sử dụng những sản phẩm đã được bộ y tế kiểm tra rõ ràng về mức độ an toàn và hạn chế sử dụng sản phẩm chất độc hại chúng tôi đã kể trên
  • Thăm bác sĩ định kỳ: Thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe và tư vấn về biện pháp bảo vệ sức khỏe hô hấp phù hợp.

3. Các bệnh lý về da: Viêm da, dị ứng, bong tróc

Các sản phẩm làm tóc hầu như đều chứa paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng. Điều này dẫn đến tình trạng tổn thương da, kích ứng, nổi mụn và viêm nhiễm. Chính vì vậy, tất cả thợ làm tóc đều phải đeo găng tay khi thực hiện các dịch vụ có sử dụng hóa chất như nhuộm, uốn, ép….để bảo vệ an toàn cho da tay.

4. Trào ngược, viêm loét dạ dày

Vì tính chất công việc, thời gian ăn và ngủ nghỉ của thợ tóc thường không đều, không khoa học, dẫn đến nguy cơ cao bị trào ngược và viêm loét dạ dày. Trong những ngày cao điểm, thợ tóc thường phải làm việc đến tận 10-11h tối, phục vụ liên tục từ 7-8 khách, mỗi khách có thể kéo dài từ 1-3 tiếng.

Điều này làm thời gian ăn uống của thợ tóc hấp tấp, không đúng giờ. Để giảm nguy cơ bị đau dạ dày, thợ tóc cần chú ý đến việc bảo vệ dạ dày bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tốt nhất là nên thuê thêm thợ phụ để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đủ.

5. Vấn đề về thai nhi: khó thụ thai, sẩy thai, dị tật thai nhi

Trong các sản phẩm thuốc làm tóc có các chất như: P-phenylenediamine, Paraphenylenediamin, propylenglycol và isopropyl alcohol gây kích mạnh với đường hô hấp, dị ứng. Việc tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất này có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng thụ tinh, cũng như gây ra các vấn đề như sảy thai và dị tật thai nhi cho phụ nữ đang mang thai. Bạn có thể đọc thêm bài viết làm nghề tóc có ảnh hưởng đến thai nhi không để biết thêm vấn đề này.

6. Bệnh lý về hệ thần kinh: nhức đầu

Toluene trong các sản phẩm làm tóc: Làm cơ thể dễ mệt mỏi, choáng váng, vui buồn bất chợt, chóng mặt, nhức đầu, chảy nước mắt, khô họng. Để ngăn ngừa và hạn chế hít phải Toluene, tất cả thợ tóc đều sử dụng khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng hóa chất.

7. Bệnh ung thư

P-phenylenediamine có trong thuốc nhuộm tóc giúp màu tóc tươi sáng nhưng nó cũng có thể gây dị ứng da và thậm chí cả ung thư. Theo Giám đốc bệnh viện Cảnh sát vũ trang Bắc Kinh, Vụ Huyết học cảnh báo rằng, nếu tóc được làm nóng đồng thời với việc nhuộm tóc, các nguy cơ đối với sức khỏe sẽ tăng lên vì p-phenylenediamine có thể thâm nhập vào các mao mạch qua da dầu dễ dàng hơn. Khi được truyền vào hệ tuần hoàn, nó có thể gây ra các vấn đề liên quan đến máu và bệnh bạch cầu…

Cách phòng tránh tác hại của nghề làm tóc

Tham gia học nghề tóc tại 1900 Hair Academy bạn sẽ được dạy bài bản
Tham gia học nghề tóc tại 1900 Hair Academy bạn sẽ được dạy bài bản

Để hạn chế những tác hại của nghề làm tóc, người thợ làm tóc cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

1. Đeo khẩu trang và bao tay

Để giảm thiểu các nguy cơ về bệnh lý, các salon thường trang bị khẩu trang và bao tay cho cả thợ chính và thợ phụ:

  • Bảo vệ sức khỏe của bản thân: Đeo găng tay giúp hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp của da với thuốc nhuộm, dung dịch làm xoăn, hoặc keo dán tóc; phòng tránh các bệnh về da.
  • Đảm bảo vệ sinh: Đeo găng tay giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và vi rút từ tay sang tóc hoặc từ khách hàng sang thợ và ngược lại. Điều này giúp duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn cho cả thợ và khách hàng.

Khẩu trang giúp ngăn chặn việc hít phải bụi, hơi hóa chất và các hạt nhỏ có thể gây kích ứng đường hô hấp khi làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất và bụi.

2. Có chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý và đảm bảo sức khỏe cho thợ làm tóc. Việc tiếp xúc với các hóa chất trong quá trình làm tóc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Chế độ ăn uống đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác động có hại từ môi trường làm việc.

3. Cân bằng thời gian làm việc và ngủ nghỉ

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đều đặn giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng, giúp thợ làm tóc tái tạo sức mạnh và sảng khoái để chuẩn bị cho những ngày làm việc tiếp theo. Thời gian nghỉ ngơi cũng là thời gian để thợ làm tóc nghỉ ngơi tinh thần và khám phá sự sáng tạo mới, từ đó phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc và dịch vụ cho khách hàng.

4. Đi khám sức khỏe định kì 2 lần/ năm

Vì tiếp xúc hàng ngày với nhiều hóa chất, thợ tóc nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các vấn đề như bệnh về phổi, tim mạch, ung thư, và rối loạn nội tiết.

Trên đây là những thông tin về tác hại của nghề làm tóc, về những khó khăn cũng như nguy cơ khi quyết định theo nghề làm tóc . Nếu bạn đang tìm kiếm chương trình đào tạo tóc chuyên nghiệp, cam kết tay nghề cũng như nhận được nhiều bài học quý giá, hãy liên hệ 1900 Hair Academy để được hỗ trợ.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Chiến Nguyễn
Chiến Nguyễn

Chiến Nguyễn là CEO của chuỗi Salon Tóc 1900 đồng thời là CEO của Học viện đào tạo nghề tóc 1900 Hair Academy với chuyên môn vững chắc, tay nghề thành thạo nhiều năm. Chiến Nguyễn thành lập 1900 Hair Academy với mục tiêu đào tạo ra các học viên tay nghề cao nghề tóc để phục vụ nhu cầu của mọi người.

Xem thêm chia sẻ
BLOG
Tư vấn học tập
Tư vấn học tập